HỘI THẢO KHỞI ĐỘNG “PHÁT TRIỂN ÍT PHÁT THẢI VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH ĐẾN 2050 CHO VIỆT NAM” 09/07/2019

Ngày tạo: 15-07-2019 | Chuyên mục: Tin tức

Hội thảo được tổ chức vào ngày 09/07/2019 tại Hà Nội với sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ các Bộ, các cơ quan chính phủ, tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ với bốn phiên chính bao gồm phiên trình bày và thảo luận trong buổi sáng và phiên trình bày và thảo luận trong buổi chiều. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT) chủ trì các phiên trình bày trong buổi sáng và buổi chiều trong khi Tổ chức 2050 Pathway chủ trì cho cả hai phiên thảo luận. Viện Sinh thái và Môi trường (EEI) sẽ hỗ trợ cho toàn bộ hội thảo.

DPP1347

Góc nhìn về Khoa học khí hậu và Báo cáo IPCC 1.5

Liên quan đến chủ đề về góc nhìn khoa học khí hậu và báo cáo IPCC 1.5, ông Richard Baron, Giám đốc điều hành Tổ chức 2050 Pathways đã chia sẻ thông tin về nhu cầu và yêu cầu quốc tế đối với việc xây dựng Chiến lược Phát triển Phát thải Thấp trong Dài hạn (LT-LEDS) (2050); hiện trạng xây dựng và đệ trình LT-LEDS (2050) trên thế giới. Ngoài ra, thông tin về các bước xây dựng LT-LEDS và minh chứng cho việc xây dựng LT-LEDS cũng được chia sẻ trong phần này.

Các kế hoạch và mục tiêu phát triển dài hạn quốc gia trong bối cảnh tăng trưởng xanh

Chủ đề tiếp theo về các kế hoạch và mục tiêu phát triển dài hạn quốc gia trong bối cảnh tăng trưởng xanh bao gồm hai bài thuyết trình từ EEI và Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT). Cụ thể, ông Vương Xuân Hòa, Phó Viện trưởng EEI đã chia sẻ một số thông tin về mối quan hệ giữa các mục tiêu của NDC, mục tiêu của VNGGS và mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Thông tin đã làm rõ thêm về nhu cầu xây dựng LT-LEDS tại Việt Nam và đề xuất ý tưởng về việc kế thừa các mục tiêu trung hạn trong NDC và VNGGS cho LT-LEDS cũng như tích hợp định hướng phát triển bền vững vào LT-LEDS. Từ phía Bộ TNMT, ông Nguyễn Văn Minh, Cục Biến đổi Khí hậu (Cục BĐKH) đã chia sẻ thông tin về quá trình xem xét và cập nhật NDC, các mục tiêu và định hướng dự kiến và một số kết quả ban đầu của NDC trong trung hạn (2030). Theo đó, quy trình và thủ tục tiến hành đánh giá và cập nhật NDC cũng như sắp xếp để thực hiện đã được làm rõ. Ngoài ra, các vấn đề phối hợp giữa các bộ, ngành và các bên liên quan trong đánh giá và cập nhật NDC cũng là một trong những thông tin chia sẻ nổi bật.

Các kế hoạch và mục tiêu phát triển ngành trong bối cảnh tăng trưởng xanh

Ông Hoàng Văn Tâm, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công thương đã trình bày chủ đề về kế hoạch và mục tiêu phát triển ngành trong bối cảnh tăng trưởng xanh mà trước đó đã giới thiệu một số thông tin về các chính sách phát triển trong lĩnh vực công nghiệp liên quan đến tăng trưởng xanh và giảm phát thải khí nhà kính (KNK) (năng lượng tái tạo, sản xuất sạch hơn và sản xuất và tiêu thụ bền vững). Ngoài ra, một số nội dung liên quan đến khả năng tích hợp mục tiêu tăng trưởng xanh và giảm phát thải vào các chính sách và kế hoạch phát triển dài hạn của ngành Công thương cũng đã được trình bày.

Sau đó, ông Vũ Hải Lưu, Vụ Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) đã chia sẻ một số thông tin về Kế hoạch Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và một số kết quả về kịch bản phát thải KNK và kịch bản giảm nhẹ của ngành Giao thông. Một số định hướng đã được rút ra để xem xét và cập nhật các mục tiêu trong Kế hoạch Hành động nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh của ngành.

Về lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, bà Lê Hoàng Anh, Văn phòng Biến đổi Khí hậu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình bày về kế hoạch phát triển cùng với mục tiêu tăng trưởng xanh của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, các vấn đề về cách tiếp cận ứng phó với BĐKH, xây dựng và thực hiện NDC cũng như xác định các mục tiêu phát triển phát thải thấp sẽ cần được làm rõ. Ngoài ra, cơ sở pháp lý, chính sách hỗ trợ và kế hoạch thực hiện do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định cũng được đề cập.

Trong bài trình bày cuối cùng về chủ đề ngành, bà Lê Hồng Thủy, Vụ Phát triển Đô thị, Bộ Xây dựng đã giới thiệu thông tin về các chính sách liên quan đến tăng trưởng xanh và phát triển thấp như Kế hoạch ngành Xây dựng để đạt được mục tiêu phát triển bền vững và Kế hoạch phát triển đô thị xanh tại Việt Nam đến năm 2030. Ngoài ra, thông tin về các hoạt động phát thải thấp và tăng trưởng xanh do Bộ Xây dựng thực hiện cũng được chia sẻ.

 

DPP1343

Kinh nghiệm xây dựng và thực hiện các chiến lược phát thải thấp

Phiên họp buổi chiều bắt đầu với phần trình bày của bà Megan Argyriou, Tổ chức Climate Works Australia đã chia sẻ một số thông tin chung về kinh nghiệm và bài học trong quá trình xây dựng LT-LEDS. Ngoài ra, một số vấn đề liên quan đến định hướng, cách tiếp cận và thực hành tốt trong xây dựng LT-LEDS cũng được đề cập.

Tiếp theo, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Xã hội Hà Nội đã cung cấp một số thông tin về kinh nghiệm và bài học trong việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch Hành động Tăng trưởng xanh của Hà Nội. Theo đó, thông tin cụ thể về bối cảnh phát triển Kế hoạch Hành động Tăng trưởng Xanh quốc gia (GGAP), kinh nghiệm tích hợp các mục tiêu GGAP vào Kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội (SEDP) của Hà Nội cùng với một số bài học và định hướng trong tương lai đã được đề cập.

Cuối cùng, ông Trần Thanh Phong, Sở KHĐT tỉnh Quảng Ninh đã chia sẻ một số thông tin về kinh nghiệm và bài học về phát triển và triển khai GGAP tại tỉnh Quảng Ninh.

Phiên thảo luận buổi sáng

Đại diện các bộ, ngành, tổ chức trong nước và quốc tế chia sẻ quan điểm và đưa ra các câu hỏi để làm rõ các vấn đề xung quanh nhu cầu xây dựng LT-LEDS tại Việt Nam. Ngoài ra, một số chủ đề và câu hỏi cũng được nêu ra trong phiên thảo luận này, ví dụ:

  • Quyền và nghĩa vụ của Việt Nam trong việc xây dựng và đệ trình Chiến lược Ít Phát thải trong dài hạn tầm nhìn đến năm 2050;
  • Phương pháp tiếp cận để xây dựng Chiến lược Ít Phát thải trong dài hạn tầm nhìn đến năm 2050;
  • Yêu cầu kỹ thuật để xây dựng Chiến lược Ít Phát thải trong dài hạn tầm nhìn đến năm 2050 (định dạng báo cáo, nội dung kỹ thuật...);
  • Mục tiêu và định hướng chung của Chiến lược Ít Phát thải trong dài hạn tầm nhìn đến năm 2050 / Điều gì đã được xây dựng và đệ trình cho các nội dung chính của Chiến lược Ít Phát thải trong dài hạn tầm nhìn đến năm 2050 của các quốc gia khác?
  • Các nguồn lực và hỗ trợ quốc tế để xây dựng Chiến lược Ít Phát thải trong dài hạn tầm nhìn đến năm 2050.

Trong chủ đề về phát triển quốc gia và chính sách tăng trưởng xanh, đại diện các bộ, ngành, tổ chức trong nước và quốc tế đã chia sẻ quan điểm và đưa ra câu hỏi để làm rõ các vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa NDC, VNGGS và SEDP; quy trình xây dựng và phê duyệt của VNGGS, NDC; và khả năng tích hợp các mục tiêu của NDC và VNGGS vào SEDP cũng như định hướng phát triển bền vững của Việt Nam.

Trong chủ đề về phát triển ngành và kế hoạch hành động tăng trưởng xanh, đại diện các bộ, ngành và các tổ chức trong nước và quốc tế đã chia sẻ quan điểm và đưa ra câu hỏi để làm rõ tầm nhìn và định hướng phát triển ngành trong trung hạn (2030) và dài hạn (2050).

Phiên thảo luận buổi chiều

Đại diện các bộ, ngành, các tổ chức trong nước và quốc tế đã chia sẻ quan điểm và đưa ra câu hỏi để làm rõ các vấn đề về tầm nhìn và định hướng phát triển ở mức trung hạn (2030) và dài hạn (2050) ở cấp địa phương. Ngoài ra, các đại diện cũng chia sẻ quan điểm về những khó khăn và rào cản để thực hiện các kế hoạch hành động tăng trưởng xanh ở cấp tỉnh. Một số chủ đề và câu hỏi được nêu ra trong phiên thảo luận này, ví dụ:

  • Tầm nhìn và định hướng phát triển của Hà Nội và Quảng Ninh trong trung hạn (2030) và dài hạn (2050);
  • Cách thức tiếp cận và phương pháp xây dựng kế hoạch và mục tiêu giảm nhẹ trong trung hạn (2030) của Hà Nội và Quảng Ninh;
  • Quy trình tham gia và phối hợp các phòng ban địa phương, các bên liên quan (Hà Nội và Quảng Ninh) trong việc xây dựng và triển khai GGAP;
  • Dự kiến cách thức tiếp cận và phương pháp xây dựng kế hoạch giảm nhẹ và mục tiêu trong dài hạn (2050) (Hà Nội và Quảng Ninh);
  • Dự kiến sự tham gia và phối hợp của các sở, ban ngành địa phương (Hà Nội và Quảng Ninh) trong việc xây dựng kế hoạch phát triển ít phát thải trong dài hạn (2050) ở cấp địa phương.